5 Lí Do Bà Bầu Nên Tập Yoga Để “Mẹ Khỏe - Con Vui”

Admin
Yoga luôn là bộ môn hữu ích, an toàn và được khuyến khích tập luyện cho bà bầu. Bởi yoga sẽ giúp các mẹ điều hoà nhịp thở và thư giãn. Từ đó, cở thể sẽ nhanh chóng thích ứng với các nhu cầu thể chất trong giai đoạn mang thai, từ việc chuyển dạ, sinh con cho đến cả quá trình làm mẹ sau này.

Tập luyện khi đang mang thai là một trong những phương pháp rất tốt hỗ trợ phụ nữ đang mang bầu. Tuy nhiên, các bộ môn thể thao vận động mạnh như đấm bốc, đá bóng, chạy tốc độ, thể hình mang tính rủi ro rất cao cho các bà mẹ trong quá trình bầu bí. Đồng thời, các bài tập mang tính cường độ cao này cực kì ảnh hưởng đến vùng lưng, vùng bụng dưới và tác động nguy hiểm đến các mẹ trong thời kỳ thai sản và các thai nhi. Đồng thời, những động tác mạnh như nhảy, đá ảnh hưởng rất xấu đến phần cổ tử cung đang rất yếu, và nguy cơ như đẻ non, sẩy thai…là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Yoga luôn là bộ môn hữu ích, an toàn và được khuyến khích tập luyện cho bà bầu. Bởi yoga sẽ giúp các mẹ điều hoà nhịp thở và thư giãn. Từ đó, cở thể sẽ nhanh chóng thích ứng với các nhu cầu thể chất trong giai đoạn mang thai, từ việc chuyển dạ, sinh con cho đến cả quá trình làm mẹ sau này.

Hơn thế, bộ môn này còn giúp bạn kiểm soát cảm xúc và cơ thể mình tốt hơn. Đồng thời, khiến những căng thẳng về tinh thần lẫn thể chất mà bạn sẽ trải qua khi mang thai, được xoa dịu và giảm nhẹ. Mặt khác, tham gia một lớp yoga cho bà bầu cũng là cách tuyệt vời để bạn gặp gỡ các bà mẹ tương lai, để được hia sẽ những kinh nghiệm quý báu khi bé yêu chào đời.

Các lí do bà bầu nên tập yoga

1.1. Hỗ trợ bà bầu

Khi cơ thể mang thai, bên trong cơ thể chúng ta diễn ra sự thay đổi đến chóng mặt. Đây là lúc cơ thể cần sự trợ giúp rất lớn để thích nghi với sự thay đổi này.  Vì vậy, các bài tập yoga lúc này được thiết kế để hỗ trợ thai phụ thích ứng nhanh với những thay đổi xảy ra trong cơ thể mình.

Yoga là cách trang bị an toàn cho bà bầu với tác dụng kéo căng và tăng sức bền cho cơ thể. Đặc biệt, nó tác động vào phần thân dưới giúp thai phụ cảm giác cơ thể nhẹ nhàng và dễ chịu hơn khi bụng ngày càng lớn hơn.

1.2.  Làm săn chắc các nhóm cơ quan trọng

Bà bầu tập yoga có tác dụng làm cho cơ thể thai phụ săn chắc hơn, đặc biệt là bộ phận ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh nở như sàn chậu, hông và cơ bụng. Ngay khi các cơ được làm săn chắc đúng cách sẽ tự động tạo ra sự đàn hồi và sức bền cho cơ thể. Hạn chế tình trạng cơ thể căng cứng hay thiếu săn chắc.

Điều đó có nghĩa, trong thời gian mang thai 9 tháng, việc xây dựng và duy trì sự săn chắc cho các nhóm cơ sẽ giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, đây là cách hiệu quả trong việc nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh.

1.3. Chuẩn bị tốt hơn cho quá trình lâm bồn

Tập luyện yoga giúp thai phụ biết cách hít thở để giúp cho cơ thể được nới lỏng, thư giãn và sinh nở theo bản năng của mình.

1.4. Giảm mệt mỏi cho mẹ bầu

Khi mang bầu, các mẹ bầu thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi vì cơ thể có sự thay đổi lớn. Các triệu chứng như mất ngủ, đau đầu, buồn nôn, đau thắt lưng hay đau ống cổ tay sẽ liên tục ‘hành hạ’ bà bầu trong giai đoạn này. Bà bầu tập yoga sẽ giúp hỗ trợ rất nhiều cho cơ thể vượt qua những cơn đau này. Yoga sẽ giúp tăng cường sự đàn hội, săn chắc của cơ bắp đồng nghĩa với việc máu dễ dàng lưu thông hơn. Khi hít sâu sẽ giúp cung cấp lượng oxy cần thiết đến cơ bắp của bạn và cả thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy, thể loại yoga tĩnh tâm, kết hợp giữa vận động thể chất và thiền định có thể là một liệu pháp đáng kể giúp thai phụ vượt qua hội chứng trầm cảm khi mang thai.

Tất nhiên, không phải tất cả các triệu chứng sẽ được đảm bảo giải quyết một cách triệt để nhưng với cách tác động đa chiều của yoga, bạn có thể trải qua một thai kỳ tương đối nhẹ nhàng.

1.5.  Kết nối với bé nhiều hơn 

Việc bạn luyện tập yoga tiền sản 1 lần 1 tuần hay nhiều hơn đều rất tốt. Đây là khoảng thời gian quý giá bạn được tách mình ra khỏi công việc và cuộc sống bận rộn để hướng tâm trí của mình vào sự lớn lên của thai nhi và cảm nhận nó.

Trong tiến trình phát triển của thai kỳ, cơ thể của bạn sẽ có nhiều thay đổi và các tư thế tập luyện của yoga cũng sẽ cần thay đổi theo để phù hợp với những thay đổi về mặt thể chất đang diễn ra bên trong bạn.

Một vài tư thế nhất định, chẳng hạn tư thế Anh hùng – bạn ngồi mông chạm gót, gối chạm đất rồi từ từ nhướn người thẳng lưng, gối vẫn chạm đất để kéo dài cột sống của mình – sẽ rất hữu ích cho bạn nếu bạn kết hợp hít thở sâu trong khi thực hiện động tác này. Khi thở ra, bạn có thể kết nối với bé bằng cách chùng bụng của mình xuống, nhẹ nhàng tiến về phía cột sống như thể bạn đang cho bé một cái ôm vậy.

Xem thêm bài tập Yoga dành cho bà bầu:

Lưu ý khi tập yoga cho bà bầu

Tuy nhiên, các mẹ cũng nên hết sức lưu ý những vấn đề sau khi tập yoga: 

  • Khi đang tham dự một lớp học yoga bình thường mà không dành riêng cho phụ nữ mang thai, bạn cần chia sẻ với huấn luyện viên là bạn đang mang thai và đang ở tam cá nguyệt thứ mấy của thai kỳ.
  • Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn tuyệt đối không được tập luyện bất kỳ tư thế nào liên quan đến lưng vì nó có thể sẽ làm giảm lượng máu đến tử cung.
  • Hạn chế những bài tập hay động tác làm căng cơ quá mức, nhất là ở vùng lưng. Trong trường hợp luôn duy trì căng thẳng quá nhiều, hay căng cơ cùng các cơn đau khác, hormone relaxin gây ra để mở rộng tử cung và làm mềm các mô liên kết.
  • Khi bước vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai trở đi, khi trọng lượng bắt đầu thay đổi, bạn cần tập luyện đứng với tư thế gót chân chạm vào tường hoặc sử dụng một chiếc ghế đỡ, nhằm tình trạng mất cân bằng gây thương tích cho cơ thể và thai nhi.
  • Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, khi các mẹ tập luyện yoga trong phòng kín và quá nóng, sức nóng tỏa ra có thể gây nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi.

Để đảm bảo sức lực cho giai đoạn sinh nở, bạn cần phải có một chế độ tập luyện hợp lý và khoa học để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ đã có cho mình được đáp án cho thắc mắc: Bà bầu có nên đi thể dục, thể thao, tập yoga không? Mong rằng bạn sẽ vẫn dụng và vượt cạn thành công.