Thở Chuẩn Khi Bơi – Tưởng Không Khó Mà Khó Không Tưởng!

Admin
Bơi lội là một tổ hợp rất nhiều hoạt động của nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trên cơ thể con người. Và điều quan trọng nhất khi bơi, không thể nào phủ nhận được, đó là việc thở. Đây là một hành động tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu không thể làm đúng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có thể bơi. Vậy để không “Khó thở” và thở chuẩn khi bơi, bạn cần phải làm thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Luyện tập thở khi bơi

Thở là một hành động ai cũng phải làm mỗi ngày dù trong bất kì tình huống nào. Đó là một trong những hoạt động quan trọng nhất để duy trì sự sống của con người. Tuy nhiên khi luyện tập kỹ thuật thở trong bơi lội thì lại trái ngược lại với khi thở bình thường. Bạn sẽ phải hít vào bằng miệng đồng thời thở ra bằng mũi việc của bạn chỉ phải há to miệng để lấy hơi sau đó thở ra bằng mũi.

Có thể hiểu rằng nín thở càng lâu càng tốt và bạn sẽ bơi càng xa hơn. Nhưng nhịp thở cần phải đều thì mới bền sức và bơi lâu được. Vì luôn phải có sự chênh lệch áp suất ở dưới nước nên bạn không cần phải há miệng thật to, hóp bụng để lấy hơi. Chỉ cần đơn giản sau mỗi nhịp thở, bạn há miệng to, hơi sẽ tự được lấy vào.

Khi lặn xuống nước bạn thực hiện thở hết khí ra bằng mũi, tiếp tục ngoi lên mặt nước để lấy hơi. Đó chính là cách thở chuẩn khi bơi cơ bản mà chúng ta học đầu tiên.

 

2. Các cách thở khi bơi

Cách hít thở mà mình nêu trên là cách thở cơ bản dưới nước dành cho mỗi hình thức bơi lội. Tuy nhiên, với mỗi kiểu bơi lội lại có một vài sự thay đổi nhỏ khi thở.

Đó cũng là điều mà chúng ta cần chú ý để có thể có được nhịp thở chuẩn nhất, duy trì được sức bền và khả năng bơi xa nhất có thể.

2.1 Thở khi bơi ếch và bơi bướm

Kỹ thuật thở của hai cách bơi này là giống nhau. Hai kiểu đều nhô đầu lên lấy hơi bằng miệng rồi hụp xuống nước và thở ra bằng mũi. Tuy nhiên trong cách bơi bướm thì cứ hai nhịp đạp chân + 1 nhịp quạt tay mới đến một nhịp thở vì thế mà lượng khí hít vào phải nhiều hơn.

2.2 Thở khi bơi sải

Bạn phải hít vào thật sâu từ những nhịp đầu tiên vì bơi sải rất tốn sức. Kỹ thuật thở trong cách bơi sải khác với bơi ếch và bơi bướm.

Khi lấy hơi trong bơi sải, bạn quạt tay bên nào thì nghiêng đầu sang bên đó để lấy hơi. Bạn sẽ gặp dễ khó khăn khi nghiêng đầu sang bên không thuận.

Bởi lý do là vì bên không thuận nên bạn dễ bị sặc nước.

Thở khi bơi sải

2.3 Kỹ thuật thở trong bơi ngửa

Trong cách bơi ngửa thì mặt bạn luôn luôn trên mặt nước, thông thường cứ một chu kỳ bơi thì bạn hít vào 1 lần và thở ra một lần.

Việc khi bạn hít vào thở ra phải đều đặn với động tác tay và chân, không nên nóng vội.

Điều này giúp nhịp thở được nhịp nhàng hơn, bạn sẽ bơi được xa hơn.

Thở trong bơi ngửa

Đó là những gì cơ bản nhất để bạn có thể thở chuẩn khi bơi.

3. Khởi động trước khi bơi

Trước khi tập môn thể thao nào cũng thế việc khởi động vô cùng quan trọng.

Nó giúp giảm nguy cơ trấn thương và những tai nạn trong quá trình luyện tập. Vì vậy bạn đừng quên tập những bài khởi động sau trước khi bơi nhé

3.1 Cổ tay, cổ chân

Bài tập cổ tay có thể bạn đã gặp rất nhiều vì gần như môn thể thao nào cũng có và nó còn được dạy trong nhà trường.

Thực hiện động tác như sau: Hai tay nắm lấy nhau sau đó thực hiện động tác quay cổ tay.

Đồng thời 1 chân trụ 1 chân còn lại co lên và quay cùng với động tác quay tay.

Thực hiện động tác 30-60 lần sau đó đổi chiều quay.

Khởi động trước khi bơiTác dụng: bài tập này có tác dụng khởi động cổ tay, cổ chân làm khớp trơn tru, dịch khớp đầy đủ, các cơ vùng cổ tay được khởi động.

Tránh đau khớp trật khớp khi vận động cổ tay mạnh

3.2 Khuỷu tay

Động tác khuỷu tay này rất đơn giản có tác dụng làm trơn khớp khuỷu tay giúp quá trình bơi diễn ra thuận lợi tránh chuột rút gây nguy hiểm.

Thực hiện động tác: Hai tay giơ song song với mặt đất, người đúng thẳng sau đó thực hiện động tác gập tay vào và duỗi tay ra.

Bạn có thể cầm thêm vật nặng sau đó thực hiện động tác này từ 20-40 lần.

Ngoài ra bạn cũng hãy tập động tác giang hai tay ra sau lưng để bôi trơn khớp bả vai vì trong quá trình bơi thường xuyên vận động cơ bả vai.

Tác dụng: khuỷu tay được khởi động. Tránh các bong gân có thể xảy ra tại khuỷu tay. Ích lợi cho các động tác bơi sấp, bơi ếch.

3.3 Tập khớp vai

Như đã nói ở trên cơ bả vai đóng một vai trò rất quan trọng khi bơi vì vậy có riêng một bài tập khởi động dành cho nó.

Bạn có thể thả lỏng hai tay sau đó quay cơ vai để cho cơ thể được thoải mái nhất.

Tiếp theo bạn hãy vung cả hai tay theo động tác quay tròn đồng thời hai chân có thể nhún nhảy theo nhịp vung tay.

Thực hiện động tác từ 20-30 lần sau đó đổi chiều quay của tay để các khớp được bôi trơn đều nhất có thể.

Tác dụng: làm trơn tru vai, tạo điều kiện cho bạn bơi thoải mái các động tác bơi sải, bơi ngửa mà không lo đau vai.

Bài tập khởi động khi bơi

3.4 Khớp gối

Cũng như có bả vai thì khớp gối là một trong những cơ vận động nhiều nhất khi bơi vì thế bạn nên tập kĩ động tác này.

Thực hiện động tác : Hai đầu gối chụm lại và khụy xuống. Sau đó hai tay chống lên đầu gối và thực hiện động tác quay.

Cứ được 5 vòng thì đổi chiều quay 1 lần và thực hiện động tác này 5-10 lần sẽ giúp cơ khớp gối của bạn được bôi trơn nhanh chóng.

Tác dụng: giúp cổ chân linh hoạt. Bàn chân có thể cử động dễ dàng trong các hoạt động bơi, quẫy nước, đẩy nước. Cổ chân sẽ không bị đau khi có vận động đột ngột.

3.5 Cơ đùi

Để có thể bơi được thì cơ đùi và cơ tay đóng vai trò rất quan trọng.

Để có thể tập cho cơ đùi làm quen với động tác co duỗi thì bạn hay làm giãn cơ ở khu vực này bằng cách ngồi xuống.

Sau đó duỗi thẳng hai chân ra, lưu ý mũi chân hướng lên trần.

Tiếp theo với hai tay và cúi người sao cho chạm vào đầu ngón chân

Bài tập thay thế: nếu bạn không thích tư thế này, bạn có thể thay thế bằng tư thế xoay gối.

Hai chân chụm lại, cúi xuống, hai tay chống vào gối. Dồn trọng lực cơ thể vào hai tay và vào hai gối.

Từ từ xoay cụm gối theo chiều thuận kim động hồ 15 vòng. Sau đó dừng lại, tiến hành xoay theo chiều ngược lại.

Tác dụng: gối được khởi động, cơ đùi được kéo căng. Gối sẽ không bị đau khi bạn đạp nước. Khi cử động mạnh sẽ tránh bị bong gân, các chấn thương ở dây chằng trong gối.

3.6 Bài tập háng

Người đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai khởi động háng phải trước.

Giữ nguyên chân trái, bước chân phải lên phía trước 1 bước dài.

Từ từ hạ thấp người xuống, dồn trọng lực vào chân phải sao cho gối phải thì gấp lại vuông góc, người tiến ra trước, chân trái thì thẳng và duỗi ra sau.

Hai tay chống vào gối phải, nhún người lên xuống 3 lần, ấn sức nặng vào gối phải.

Sau đó đổi sang chân trái

Làm như bên chân phải. Cứ đổi bên như vậy cho mỗi chân 5 lần, hoàn thành việc khởi động cho háng.

Tác dụng: khởi động háng làm cho hoạt động háng dễ dàng, khớp háng không bị đau khi bơi ếch, bơi ngửa. Kể cả khi bạn bơi kéo dài liên tục mông và háng cũng không bị đau.

4. Kết luận

Bơi không chỉ là hoạt động giải trí hay đem lại sức khỏe mà bơi là một trong những kĩ năng sinh tồn ngoài thiên nhiên. Việc tập bơi không cần một quá trình quá dài như tập cơ bụng hay tập yoga vì nó gần như một trong những bản năng tự nhiên của con người.

Trong quá trình tiến hóa đã bị mai một đi nhưng bạn sẽ tập lại nó một cách rất nhanh chóng. Và nếu bạn có ý định tập bơi trong hè này thì đừng quên đăng kí gói tập bơi thông quá!