Uống Nhiều Nước Gừng Có Tốt Không? Rủi Ro & Lưu Ý

Hoàng Hải
Uống nhiều nước gừng có tốt không? Lợi ích với sức khỏe và những rủi ro khi uống nhiều. Cùng WeFit tìm hiểu ngay.

Gừng là một vị thuốc quý trong Đông Y, có tính ấm nên rất thích hợp dùng vào mùa Đông. Tuy nhiên, uống nhiều nước gừng có tốt không? Dùng nước gừng như thế nào tốt cho sức khỏe nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Wefit.vn.

Uống nhiều nước gừng có tốt không?

Uống nhiều nước gừng không tốt cho sức khỏe, dẫn đến tác dụng phụ như đau dạ dày, tiêu chảy...

Vì vậy, gừng dùng với liều lượng vừa đủ vừa giúp xoa dịu tình trạng khó chịu dạ dày mà còn chữa được nhiều bệnh thông thường như cảm lạnh, đau bụng, buồn nôn… Bởi trong gừng chủ yếu là chất Gingerol. Vậy nên chỉ dùng với lượng vừa đủ để có lợi tốt nhất cho sức khoẻ nhé!

Nước gừng có công dụng tốt cho sức khỏe
Nước gừng có công dụng tốt cho sức khỏe

Nhất là khi dùng quá nhiều gừng sẽ gây ra những tác hại lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe dưới đây:

  • Ảnh hưởng đến tim mạch: Tim đập nhanh, cao huyết áp

  • Bất lợi cho người mang thai: Gừng gây co thắt tử cung, nhất là nửa cuối chu kỳ thai nghén.

  • Gây giảm đường máu: Người tiểu đường tránh dùng quá nhiều bởi trà gừng khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

  • Dùng nhiều gừng gây tác hại đến dạ dày: Tăng sản xuất mật, tăng kích thích dạ dày quá mức và khiến dạ dày khó chịu hơn.

  • Gừng gây tiêu chảy: Một số triệu chứng kích thích dạ dày như ợ hơi, ợ chua gây tiêu chảy, phân lỏng.

  • Dị ứng da và mắt: Gừng có tính nóng nếu dùng nhiều gây đỏ mắt, phát ban, ngứa, khó thở, sưng môi, ngứa mắt.

Khi nào nên uống nước gừng?

Uống nhiều nước gừng có tốt không? Gừng có tính ấm, vị hơi cay và trở thành đồ uống yêu thích của nhiều người. Thức uống này vừa giúp làm ấm cơ thể trong ngày giá lạnh mà còn trị được nhiều bệnh.

Ngoài những tác hại khi uống trà gừng quá nhiều, vậy khi nào nên uống nước gừng sẽ tốt cho cơ thể?

Dùng cho bà bầu

Nghiên cứu cho thấy, trong gừng chứa hai loại hợp chất thực vật như gingerols và shogaols, có khả năng hoạt động trên hệ tiêu hóa. Bà bầu khi dùng loại thực phẩm này có tác dụng giảm buồn nôn, điều trị chứng ốm nghén hiệu quả.

Uống nước gừng với liều lượng 4mg mỗi ngày còn giúp bà bầu giảm co thắt tử cung. Do vậy, bà bầu cần chú ý dùng lượng vừa phải để tốt cho cơ thể.

Nước dùng được cho bà bầu
Nước dùng được cho bà bầu

Khi bị cảm lạnh

Trong Đông Y, gừng có chứa 2 - 3% tinh dầu,và 5% chất nhựa, 3,7% chất béo, chất cay và tinh bột. Gừng có công dụng làm giảm ho, giảm đau và hạ nhiệt. Do vậy, khi bị ốm, cảm lạnh thì dùng gừng sẽ cực kỳ tốt cho cơ thể.

Gừng có công dụng kháng khuẩn và kháng virus tuyệt vời. Chúng giúp kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống lại virus gây cảm lạnh và cảm cúm.

Bạn có thể sơ chế thành các đồ uống dễ làm, đơn giản như trà gừng và trà gừng mật ong vừa thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Những lưu ý khi uống nước gừng

Ngoài những công dụng tuyệt vời về chăm sóc sức khỏe thì bạn cần chú ý một số thời điểm tuyệt đối không dùng nước gừng để tránh ảnh hưởng đến cơ thể:

Chỉ nên dùng gừng trong trường hợp cần thiết
Chỉ nên dùng gừng trong trường hợp cần thiết

Sốt cao, say nắng không nên dùng gừng

Như đã biết, nước gừng thích hợp điều trị phong hàn, cảm lạnh sau khi đi mưa. Tuy nhiên, tránh dùng gừng điều trị cho người đang bị say nắng, say nóng, sốt cao hay một số người bị nôn không rõ nguyên nhân.

Tránh ăn gừng vào ban đêm

Gừng có công dụng tăng cường lưu thông máu, tăng kháng khuẩn và thúc đẩy tiêu hóa. Do vậy, ăn chút gừng buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe. Và nếu ăn gừng ban đêm có tính nóng dễ khiến bạn khó chịu, gây khó ngủ và tổn thương thể chất.

Sử dụng gừng tránh gọt vỏ

Nhiều người có thói quen gọt vỏ gừng trước khi chế biến món ăn. Nhưng cách này không hề tốt, bởi hàm lượng dưỡng chất phần lớn có trong vỏ gừng. Nếu loại bỏ phần vỏ đi là bạn đã bị lãng phí một loại thuốc quý.

Sử dụng gừng tránh gọt vỏ
Sử dụng gừng tránh gọt vỏ

Theo đó, gừng tươi sau khi rửa sạch thì bạn có thể cắt nhỏ, thái lát hoặc giã ra để chế biến món ăn, đồ uống đều được.

Gừng mọc mầm không nên ăn

Các chuyên gia khuyến cáo, gừng mọc mầm không nên ăn, do vậy đừng vì thấy lãng phí và giữ lại. Bởi lẽ, gừng mọc mầm sẽ tiêu thụ chất dinh dưỡng ban đầu trong gừng, thậm chí phần củ theo thời gian sẽ tự thối.

Khi gừng bị thối sẽ tạo ra độc tố, dẫn đến ung thư gan và ung thư thực quản khi bị nặng. Bởi vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn gừng khi bị mọc mầm vì tiếc của, tránh nguy hiểm cho cơ thể.

Bài viết Wefit.vn tổng hợp trên đây nhằm giải đáp câu hỏi Uống nhiều nước gừng có tốt không? Những lợi ích và rủi ro về sức khỏe như thế nào? Qua đó giúp các bạn sẽ biết chăm sóc sức khỏe đúng cách và hạn chế những nguy hiểm xảy ra.

Hoàng Hải