Ăn Mặn Có Tốt Không? Thay Đổi Thói Quen Ăn Mặn Như Thế Nào?

Admin
Ăn mặn là thói quen của nhiều người gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Chi tiết về ảnh hưởng của thói quen này cùng Wefit.vn tìm hiểu ngay sau đây.

Việt Nam hiện là một trong nước tiêu thụ muối trên bình quân đầu người tương đối cao.  Trung bình từ 12-19g, khối lượng này gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Vậy ăn mặn có tốt không đối với sức khỏe con người? Hãy cùng Wefit.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ăn mặn có tốt không?

Muối là gia vị quan trọng đặc biệt là đối với sức khỏe con người. Natri trong muối giúp giữ cho tâm trí của bạn luôn hoạt động nhạy bén. Đồng thời còn cân bằng lượng nước bên trong, ngoài tế bào và trong lòng mạch máu. Bổ sung muối bằng thực phẩm chính là phương pháp tối ưu nhất. Tuy nhiên, việc lạm dụng và ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Ăn mặn có tốt không?
Ăn mặn có tốt không?

Việc sử dụng khối lượng muối quá nhiều trong một thời gian sẽ dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm. Có thẻ kể đến như: đột quỵ, bệnh thận, cao huyết áp, ung thư dạ dày,... Cụ thể:

Làm huyết áp tăng cao

WHO đã chỉ ra rằng, việc ăn một khối lượng muối quá nhiều có nguy cơ làm tăng huyết áp.  Huyết áp cao gây nguy hiểm tới sức khỏe và dễ mặc nhiều bệnh nguy hiểm. Một số căn bệnh liên quan đến huyết áp như: nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Natri trong muối sẽ làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào. 

Vì vậy để tránh nguy cơ tăng huyết áp thì bạn nên sử dụng một liều lượng muối vừa đủ. Việc sử dụng vừa đủ vừa giúp muối phát huy vai trò của mình vừa bảo đảm an toàn.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch 

Ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Do phải bổ sung nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn. Từ đó khiến tim phải tăng cường hiệu suất làm việc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tim thất trái to lên và có nguy dẫn đến suy tim. Phát hiện sớm và giảm lượng muối vào cơ thể thì tim thất trái sẽ bình thường trở lại.

Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch

Hạn chế lượng muối nạp vào, sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch lên tới 25%.

Ảnh hưởng đến thận

Nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ ảnh hưởng rất lớn tới thận - cơ quan quan trọng gây ảnh hưởng tới sinh lý phái mạnh. Việc ăn mặn sẽ làm cho tuần hoàn máu tăng cường hoạt động nên khi đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều hơn dẫn đến suy thận.

Trong trường hợp bệnh nhân đã bị bệnh thận, nếu ăn quá nhiều muối sẽ bệnh suy thận trở nặng nhanh chóng, ngược lại nếu thay đổi chỉ nạp ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Ngoài ra, ăn muối quá nhiều còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị sỏi thận, thận nhiễm mỡ.

Một ngày ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?

Muối rất cần thiết đối với sức khỏe tuy nhiên nếu lạm dụng và sử dụng hàm lượng muối quá liều sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe con người. Vậy nên nạp lượng muối bao nhiêu một ngày là đủ? Khối lượng muối nên nạp vào cơ thể mỗi ngày là:

Một ngày ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?
Một ngày ăn lượng muối bao nhiêu là đủ?
  • Với những người bệnh, thì các nhà khoa học khuyến cáo lượng muối chỉ nên nạp vào cơ thể lượng muối an toàn là khoảng 1.500 mg/ngày.
  • Đối với người không mắc các bệnh như: tăng huyết áp, thừa cân, hay các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 6-8 g muối một ngày, mì chính thì không nên ăn quá 5g/ngày.
  • Với những người từ 45 tuổi trở lên, cần hạn chế ăn lượng muối quá nhiều để tránh nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp, thận, đột quỵ,...
  • Nhóm trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng được khuyến cáo nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, đặc biệt là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột và cháo; vì lượng muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ.

Thay đổi thói quen ăn mặn như thế nào?

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ muối trên đầu người cao nhất thế giới, gấp 2 -3 lần khuyến cáo 5g/ngày. Để có thể thay đổi thói quen, đặc biệt là thói quen ăn uống là điều không dễ dàng. Nhưng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu thì bạn nên thay đổi thói quen ăn mặn này để giảm lượng muối nạp vào cơ thể:

Thay đổi thói quen ăn mặn như thế nào?

Thay đổi thói quen ăn mặn như thế nào?
  • Thay vì các món ăn mặn được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, xúc xích, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối,... bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi để chế biến các món ăn cho gia đình. Bởi để có thể tăng được thời gian bảo quản các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối.
  • Ưu tiên chế biến các món luộc, hấp thay vì những món cần nhiều gia vị đặc biệt là vị mặn như: món kho, rim, rang,... để làm giảm đáng kể lượng muối được nạp cơ thể hằng ngày từ các loại đồ ăn mặn.
  • Đặc biệt là trong quá trình nấu nướng, bạn hãy thử trước khi thêm gia vị. Khi nêm nếm, hãy cho muối vào từ từ để cân chỉnh sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, mì chính là gia vị cũng cần lưu ý. Bởi tuy đây là gia vị có vị ngọt nhưng lại có natri - thành phần chính của muối ăn.
  • Nên giảm ăn muối một cách từ từ để vị giác có thể dần thích nghi. Tránh cắt giảm muối quá nhanh khiến cho chất lượng bữa ăn bị suy giảm.
  • Bạn có thể sử dụng thêm các gia vị khác. Điều này sẽ giúp tăng cảm nhận của vị giác giảm lượng muối cần nêm nếm trong khi nấu.
  • Để chủ động kiểm soát lượng muối ăn vào một cách tốt nhất bạn nên tự nấu nướng.
  • Nên pha loãng nước mắm chấm, bột canh,... Bạn có thể kết hợp cùng với các gia vị khác như: chanh, ớt, tỏi để tăng vị giác.
  • Bạn có thể tham khảo và sử dụng muối và bột canh có iốt. Bởi iốt có thể ngăn ngừa bướu cổ, thiểu năng trí tuệ và các chứng rối loạn khác.

Với những chia sẻ trên của Wefit.vn đã phần nào giải đáp thắc mắc của bạn việc ăn mặn có tốt không. Chúc bạn sẽ có một chế độ ăn phù hợp, tốt cho sức khỏe để bảo vệ bản thân và gia đình.

Hoàng Hải